Làm Sao Để Trẻ Đỡ Đau Khi Đi Tiêm Vaccin
Việc tiêm vaccine cho trẻ nhỏ rất quan trọng và được khuyến nghị bởi tổ chức y tế và các chuyên gia. Đồng nghĩa với việc bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Thế nhưng làm sao để trẻ đỡ đau khi đi tiêm vaccin mẹ nhớ đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé.
Tác dụng của Vaccin đối với trẻ nhỏ
- Bảo vệ trẻ khỏi các bệnh truyền nhiễm: Vaccine giúp cơ thể của trẻ nhỏ phát triển miễn dịch đối với các loại vi khuẩn hoặc virus gây bệnh.
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng.
- Bảo vệ cộng đồng: Trẻ nhỏ thường tiếp xúc với nhiều người và nếu chúng không tiêm vaccine, có thể là nguồn lây lan bệnh trong cộng đồng. Nhờ việc tiêm vaccine, các trẻ nhỏ trở thành những người có miễn dịch, giúp giảm khả năng bùng phát dịch bệnh và bảo vệ cả những người yếu đuối, không thể tiêm vaccine.
- Hạn chế sự di chuyển của bệnh: Khi đủ số lượng trẻ em tiêm vaccine, tỷ lệ lây lan bệnh giảm xuống và dừng sự lây lan lan rộng của các bệnh truyền nhiễm.
Mẹ Cần làm gì Trẻ Đỡ Đau Khi Đi Tiêm Vaccin
Mẹ cần làm gì trước khi tiêm cho bé đỡ đau
Mẹ có thể cho bé uống một chút ít nước đường (kể cả đối với trẻ dưới 1 tuổi). Hoặc mẹ có thể nhúng núm vú vào dung dịch nước đường để bé ngậm trong khi tiêm.
Trong khi tiêm mẹ nên làm gì để bé đỡ đau
Phân tán sự chú ý của trẻ bằng mọt món đồ chơi nào mà bé thích. Ngoài ra, mẹ có thể nói chuyện trêu đùa, giúp trẻ bớt chú ý vào mũi tiêm.
Sau khi tiêm mẹ nên làm gì
- Trao bé cho người khác bế (nếu bé theo người đó) rồi đi quanh khu vực phòng tiêm chủng để bé quên đi cảm giác sợ. Ngoài ra, mẹ có thể chỉ trỏ cho bé thấy những thứ thú vị quên đi vết đau.
- Cho bé bú đồng thời giữ miếng bông/urgo che vết tiêm. Sau đó, xoa nhẹ xung quanh ở xa (xoa hay gãi ngay trên vết tiêm thì có thể gây kích thích đau hơn)
- Mẹ có thể dùng miếng dán hạ sốt cắt một khuyết nhỏ rồi dán lên vị trí tiêm.
- Nếu bé bị đau nhiều và quấy khóc mẹ có thể cho bé uống thuốc giảm đau Paracetamol
- Nếu bé có cảm giác đau hoặc sưng tại nơi tiêm, mẹ có thể giúp giảm đau bằng cách đặt một tấm lạnh hoặc ướt miếng gạc lên vùng tiêm trong vòng 24 giờ sau khi tiêm.
Những việc không được làm
- Không xoa dầu hay chườm nóng
- Mẹ không nên đắp bất cứ thứ gì trực tiếp lên vết tiêm: khoai tây, chanh hay các loại lá hay bột…
- Mẹ không nên cho bé uống Paracetamol trước khi tiêm, trừ khi có đề nghị của bác sĩ
- Mẹ uống lá tía tô không giúp bé giảm đau nhưng cũng không sao cả
- không sờ nắm vào vết tiêm ngay cả khi về nhà.
Một số dấu hiệu bất thường sau khi tiêm
- Sốt cao liên tục, nôn mửa, thở nhanh, rút lõm lồng ngực, khò khè
- Bé lơ mơ, li bì, hạ thân nhiệt, co giật thậm chí là nổi mẫn đỏ
- Bé quấy khóc trên 1 giờ dù làm đủ cách
- Sau 3 ngày vết tiêm vẫn sưng đỏ
- Mẹ nên cho bé hạn chế vận động quá nhiều trên 48h
- Mất vận động, mấy cảm giác với tay/chân vừa được tiêm.