Các bệnh thường gặp của bé yêu vào mùa hè phần 2.

rẻ em là đối tượng rất dễ ốm do sức đề kháng kém, đặc biệt là những trẻ cơ địa dị ứng với thời tiết. Vào mùa hè, nền nhiệt độ nắng nóng còn tạo điều kiện cho các virus gây bệnh phát triển. Ngoài các bệnh thường gặp như: rôm sảy, ngộ độc thức ăn, tiêu chảy cấp và viêm màng não đã được đề cập ở phần 1, các ba mẹ hãy cùng chuyên gia Bibo Mart tìm hiểu thêm một số bệnh trẻ em thường gặp vào mùa hè phần 2 nhé!

Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh do muỗi đốt mang virus bệnh sốt xuất huyết gây ra.

Dấu hiệu đầu tiên là trẻ bị sốt trong 7 ngày trở lại, không ho, không sổ mũi, không tiêu chảy. Trên người trẻ nổi những nốt nốt tròn, nhỏ như vết muỗi cắn nhưng khác ở chỗ khi căng ra những điểm này không biến mất thường là ở cánh tay, cẳng chân. Ngoài ra, trẻ có thể đau bụng ở hạ sườn phải, chảy máu cam, nôn hoặc đi ngoài ra máu.

Nặng hơn, trẻ có thể bị truỵ tim mạch (sốc): tay chân lạnh, người lừ đừ, kêu mệt.

Triệu chứng này thường xuất hiện vào ngày thứ ba đến ngày thứ năm của đợt sốt. Nếu trẻ gặp các dấu hiệu trở nặng như trên cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Cách phòng tránh:

  • Khi ngủ phải mắc màn, vệ sinh giường cho trẻ thường xuyên.
  • Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống (phát quang bụi rậm quanh nhà…)
  • Loại bỏ các dụng cụ chứa nước không cần thiết, phun thuốc diệt muỗi theo đúng khuyến cáo.
  • Thường xuyên tắm cho trẻ và vệ sinh thân thể cho trẻ.

Sốt virus
  Trẻ thường sốt cao, đau mỏi người, đau đầu, có thể có triệu chứng của viêm đường hô hấp trên như: hắt hơi, sổ mũi, ho (thường có ít đờm trắng trong không có màu vàng, xanh). Trẻ có thể phát ban hay gặp nhất là do virus Rubella sởi gây ra. Biểu hiện chủ yếu là các ban đỏ mịn, thường xuất hiện vào ngày thứ 2-4 của bệnh, ban thường tuần tự từ đầu mặt xuống thân mình, chân và khi mất đi cũng theo tuần tự như vậy. Ngoài ra trẻ thường có nổi hạch ở cổ, gáy, các hạch này có thể đau và tồn tại lâu mới mất đi.

Cách phòng tránh:

  • Bệnh thường diễn biến lành tính trong 3-5 ngày, điều trị chủ yếu là hạ sốt, bù nước điện giải bằng đường uống, bảo đảm dinh dưỡng
  • Chăm sóc mũi họng, vệ sinh thân thể và môi trường tốt để hạn chế bội nhiễm.
  • Tuy nhiên, cần lưu ý vì một số trường hợp có biến chứng, nên cần theo dõi để phát hiện các triệu chứng của viêm não như đau đầu, nôn nhiều, rối loạn ý thức, co giật, sốt cao ≥ 38,5 đô C sau 48h để đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời.

Bệnh tay –  chân – miệng
Bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ em, dễ lây lan thành dịch làm nhiều người mắc. Bệnh do coxsackie virus A16 gây ra. Sau thời gian ủ bệnh từ 3 – 7 ngày, trẻ bắt đầu bị sốt nhẹ, mỏi mệt, kém ăn, đau họng… sau đó xuất hiện những nốt ban màu hồng có đường kính khoảng 2mm, ở trong miệng và trên da lòng bàn tay, gan bàn chân, đôi khi cũng thấy ở mông và cẳng chân.

Nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời bệnh rất dễ biến chứng thành viêm não dẫn đến tử vong ở trẻ. Vì vậy, khi thấy trẻ có những dấu hiệu trên cần phải cách ly trẻ và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị hợp lý.

Cách phòng tránh:

  • Giữ vệ sinh thân thể và môi trường sống của trẻ an toàn
  • Rửa tay cho trẻ thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm. Hãy tạo thói quen này cho trẻ làm hàng ngày, đảm bảo chế độ ăn chín, uống sôi, cho trẻ ăn khoa học, không để trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm đồ.
  • Mọi đồ dùng cần phải sạch sẽ và hợp vệ sinh, lau sạch đồ chơi, những bề mặt trẻ tiếp xúc hàng ngày để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh, khi nghi ngờ có mầm bệnh hoặc nơi có mầm bệnh không cho trẻ tiếp xúc…

Chúc các bé hay ăn, chóng lớn và có một sức khỏe tốt nhé.

 

CÔNG TY CP MOMKID VIỆT NAM

MSDN: DKKD: 2802481206 do sở KH&ĐT Tỉnh Thanh Hoá cấp ngày: 6/9/2017
Địa chỉ : Số 347 Quang Trung, Phường Đông Vệ, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
 (Xem bản đồ)
Email: info@drdang.vn
Tel: 0912.552.897